• Quán Đặc Sản Hào Sữa

    Chuyên các món Hào, Ốc và các loại tôm, cá, mực hải sản phong phú, luôn tươi ngon và được chế biến theo công thức riêng, đặc trưng. www.haosua.com

  • Thưởng thức hào đích thực

    Thưởng thức hào đích thực tại Đặc Sản Hào Sữa với hơn 30 món hào tươi ngon. www.haosua.com

  • Sử dụng nguyên liệu an toàn

    Đặc Sản Hào Sữa sử dụng nguyên liệu an toàn, từ các nhà sản xuất lớn uy tín, đảm bảo chất lượng món ăn luôn ngon nhất.www.haosua.com.

Sunday, June 28, 2015

Cách làm Ốc tỏi nướng mỡ hành

Ốc tỏi là món ăn khá phổ biến tại các quán ốc Sài gòn. Ốc khá to hơn các loại ốc khác, vỏ mỏng. Ốc có màu hồng nhạt, và có sọc đậm hơn chạy song song theo vỏ ốc. Ốc có vỏ to và không đều, ở phần đầu vỏ ốc trơn láng, đến phần cuối vỏ ốc tạo thành hình xoáy có các mấu nhô lên. Ốc tỏi thường chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau nhưng ngon nhất là hai món ốc tỏi xào bơ cay và ốc tỏi nướng mỡ hành. Đặc biệt là món ốc tỏi nướng mỡ hành rất thơm ngon.
Thịt ốc dai và ngọt, vị khá lạ, ngoài ra ốc tỏi có mùi đặc trưng hơi hắc khi lần đầu ăn nhưng sẽ làm bạn nhớ mãi mà không có loại ốc nào khác có và đó cũng có lẽ là lý do nó có tên "Ốc tỏi". 
Nguyên liệu:
- Ốc tỏi chọn loại khoảng 10 con/kg 
- Nước mắm, giấm, đường, bột nêm, muối, tiêu, dầu ăn 
- Hai củ gừng, ớt xay, hành lá, hành tím, tỏi xay. 
- Đậu phộng rang đập dập 100 gram.
Thực hiện :
- Ốc tỏi trụng nước sôi, cạy ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, để ráo sau đó nhét lại vào vỏ. 
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn, vắt bỏ nước. Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn. 
- Làm sốt mỡ hành : Cho dầu ăn vào chảo, cho tiếp hành tím, tỏi xay vào phi vàng, nêm bột nêm, đường, muối, tiêu. Khi dầu sôi cho hành lá xắt nhuyễn vào. 
- Làm nước mắm gừng: nấu sôi hỗn hợp nước mắm, đường, giấm, để nguội, nêm vừa ăn, cho gừng xay và ớt xay vào. 
- Nướng ốc tỏi trên bếp cho đến khi có mùi thơm, cho mỡ hành lên trên nướng cho xôi lên, sau đó xếp ra dĩa và rắc đậu phộng giã lên trên.
- Dùng nóng với rau răm, nước mắm gừng hoặc muối tiêu chanh.
Mách nhỏ :
- Để gỡ ruột ốc ra khỏi vỏ sau khi luộc sơ bạn sẽ dễ dàng cạy ruột, bỏ phần đuôi đen là được. 
Ốc tỏi nướng mỡ hành đang phục vụ tại Hào Sữa - 351 Nguyễn Thượng Hiền, giá 18,000đ/con.
http://haosua.vn/goc-nau-an/188-cach-lam-oc-toi-nuong-mo-hanh

Monday, June 22, 2015

Tuổi nào ăn hào cũng khỏe

Hào là một loại hải sản rất có giá trị vì không chỉ được chế biến thành những món ăn khoái khẩu mà còn cung cấp cho cơ thể vô số chất dinh dưỡng và khoáng tố.
Thịt hào chứa nhiều khoáng tố, các vitamin và hợp chất hữu cơ. Trong đó, thịt hào chứa nhiều loại khoáng tố hơn bất kỳ loại thực phẩm nào, cụ thể là kẽm. Những thành phần khác cũng có nhiều ở hào là protein, vitamin D, vitamin B12, sắt, đồng, selenium.
Hào có thành phần chất dinh dưỡng “đáng nể” - Ảnh shutterstock
Ngoài ra, hào còn chứa một hàm lượng đáng kể vitamin B1, B2, B3, vitamin C, phốt pho, kali. Cuối cùng, cũng phải kể đến hàm lượng “khủng” các acid béo omega-3, các chất kháng ôxy hóa, cholesterol tốt, nước… Với thành phần chất dinh dưỡng “đáng nể” như thế, hào là một món ăn cực kỳ tốt đối với cơ thể, thể hiện qua những tác động dưới đây:
  • Tăng “bản lĩnh” đàn ông
Hào có khả năng làm tăng khoái cảm, tăng khả năng tình dục, chủ yếu là ở nam giới. Do hàm lượng kẽm cao đến không ngờ nên thịt hào được cho là người gác cửa hạnh phúc gia đình. Thiếu kẽm được cho là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhược dương hoặc rối loạn cương dương. Vì thế, hào giúp đàn ông lấy lại phong độ và tự tin.
  • Sửa chữa, tái tạo mô
Protein là một trong những thành phần vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người. Thịt hào chứa hàm lượng protein cao. Protein của hào khi vào cơ thể được phân giải bởi những hoạt động của các enzym và sẽ được tái cấu trúc thành những loại protein cần thiết cho từng bộ phận bên trong, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động chuyển hóa, sửa chữa, tái tạo mô, giúp tăng trưởng tế bào, tăng cường cơ bắp và rất nhiều tác động có lợi khác.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
hào tác động tích cực lên sức khỏe tim mạch bằng nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản là do có hàm lượng cao axít béo omega-3. Chất này được xem là một dạng “cholesterol tốt”. Do giá trị của tỉ lệ cholesterol tốt/cholesterol xấu cao nên thịt hào có lợi cho tim mạch, có thể làm giảm hàm lượng và ức chế “cholesterol xấu” trong máu, không cho chúng đu bám vào thành mạch máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu. Do chứa hàm lượng cao các chất kali và magiê nên hào có tác dụng làm giảm huyết áp, giúp mạch máu thư giãn, tăng tuần hoàn máu. Lượng vitamin E cao trong thịt hào còn giúp tăng cường và củng cố màng tế bào, nhờ vậy có thêm tác dụng bảo vệ tim mạch.
  • Làm vết thương mau lành
Do chứa nhiều kẽm nên thịt hào có tác dụng làm vết thương mau lành. Mặt khác, khi có vết thương, chất kẽm này sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để đủ sức chống chọi với sự xâm nhập của các vi khuẩn, chống lại sự nhiễm trùng.
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu
Thịt hào chứa hàm lượng sắt cao, mà sắt là thành phần quan trọng trong việc kiến tạo hồng huyết cầu, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thiếu máu vốn luôn gây ra sự mệt mỏi, rối loạn nhận thức, các vấn đề về dạ dày, yếu cơ… Nhờ sự cung cấp máu đầy đủ cho hệ tuần hoàn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm nguy cơ loãng xương
Các khoáng tố như canxi, phốt pho, kẽm, sắt, đồng, selenium có trong hào sẽ giúp làm tăng tỉ trọng và độ bền của xương, nhờ đó giảm bớt nguy cơ bị loãng xương.
  • Nâng cao sức đề kháng
Do chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin E cũng như các loại khoáng tố có tính kháng ôxy hóa và kháng viêm cao nên thịt hào có tác dụng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và các sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa. Cần nói thêm rằng các gốc tự do nguy hiểm ở chỗ chúng sẽ tấn công vào tế bào và làm biến đổi DNA. Gốc tự do còn góp phần gây ra bệnh tim mạch, lão hóa…

Hạn chế ăn sống, tái
Do hào tiêu thụ nguồn thức ăn ở những khu vực khác nhau nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm và chứa độc chất. Vì vậy, chỉ nên mua hào ở những cửa hàng hải sản có uy tín.
Mặt khác, hàm lượng khoáng tố cao có trong hào - nhất là sắt, kẽm và đồng - nếu lạm dụng sẽ không có lợi, thậm chí ngộ độc. Cần tránh hoặc hạn chế ăn hào sống hay tái vì chúng có thể mang trong mình những ký sinh trùng gây bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường - Báo Người Lao Động

Wednesday, June 17, 2015

Chim lá rụng Đặc sản miền Tây

Ở miền đồng bằng sông Cửu Long cũng có một loại chim gần giống như chim mía, là chim lá rụng. Đó là loại chim nhỏ hơn con chim sẻ, mình thon, chân nhỏ với sắc lông màu xám. Người ta gọi vậy vì những khi lúa ngậm đòng thì lũ chim nầy như một đám lá khổng lồ “rụng” xuống ruộng đồng, mổ nuốt những dòng sữa non tinh tuyền trong hạt lúa. Đó cũng là dịp để người nông dân săn bắt chúng. Vì chim có quá nhiều nên không thể bắt từng con nên người ta dùng tấm lưới không lồ giăng bẫy vừa tiện vừa lợi vừa bắt được hầu như cả một bầy chim một lần.
Chim lá rụng nhỏ như ngón tay cái người lớn, lông màu nâu nhạt. Chim bắt được được nhổ sạch lông, có người hơ sơ qua lửa để thui hết đám lông tơ, nhưng quan trọng là làm cho thịt chim thêm săn chắc. Sau đó họ mới mổ bỏ ruột chim, rửa sạch, để ráo trước khi ướp gia vị, chế biến thành một trong vài món ăn khoái khẩu.
Muốn chiên chim lá rụng, phải dùng thật nhiều dầu mới khiến chim giòn từ da tới xương nhưng thịt vẫn mềm ngọt và thơm nức mũi. Món khìa chim lá rụng làm khá công phu. Chim chiên sơ cho vàng rồi chế nước dừa xiêm cứng cạy vào ngập mình chim. Đun trên ngọn lửa riu riu đến khi nước dừa rút hết vào mình chim, chim vàng ruộm bắt mắt, thì tắt bếp, nhấc xuống, cho ra dĩa. Dừa xiêm cứng cạy rất ngọt khiến thịt chim vốn đã ngọt càng thêm ngọt thơm.
Chim lá rụng chiên hoặc khìa lúc nào cũng “đòi hỏi” phải có dĩa rau xanh bên cạnh mới đúng “điệu”. Rau xanh ngoài các loại xà lách, húng lủi, húng cây, xà lách xoong, dưa leo xanh dờn đẹp mắt, còn có những lát cà chua đỏ màu son môi. Gắp một con chim lá rụng chấm vào dĩa muối tiêu chanh ớt, cắn cái bụp ngay phần đầu, nhai, giòn rụm.
Không thể chần chừ, phần còn lại của chim được cho vào miệng một cách gọn gàng. Xương và da chim giòn nhưng thịt chim mềm ngọt chảy lan mặt lưỡi. Rồi, vị béo của dừa xiêm trong món chim khìa sẽ khiến ta lạc vào một thế giới cảm giác khó quên. Càng xao xuyến tâm can hơn khi nốc một ly rượu nếp hoặc rượu gạo chánh gốc. Rượu chảy tới đâu trong cơ thể biết tới đó. Nhưng rau rác đã giúp ta “hóa giải” cái ngầy ngật của men rượu, chỉ khiến lâng lâng mà không say gục.
Không gì đã đời hơn là sau một chầu nhậu chim lá rụng chiên hoặc khìa, ta được bồi bổ bằng mấy chén cháo chim lá rụng. Đang lúc ngà ngà mà húp một húp cháo nóng hổi với tiêu hành thơm lựng, nồng cay thì bao nhiêu rượu theo lỗ chân lông tươm thấm ra lưng áo làm ta tỉnh lại. Càng thú vị hơn là nhậu chim lá rụng vào những chiều mưa gió hoặc những lúc đất trời âm u chuyển mùa từ thu sang đông...
Ngày xưa, muốn thưởng thức chim lá rụng phải chờ suốt một năm dài, vì người ta trồng lúa mùa. Còn bây giờ chim lá rụng cho ta nhiều khoái cảm ẩm thực hầu như quanh năm, bởi người ta làm ruộng một năm tới ba vụ. Mùa vụ nhiều khiến chim luôn có thức ăn bổ dưỡng. Với đôi mắt tinh nhanh và cặp cánh lão luyện, hai vũ khí lợi hại nầy giúp chim bay lên đáp xuống nhanh nhẹn, trở thành “sát thủ” của những đám ruộng, nên chúng còn được gọi là chim lúa. Giăng bắt chim lúa ngoài làm món ngon còn vì lợi ích giữ gìn thành quả lao động của người nông dân trồng lúa.
Đặc Sản Hào Sữa - 351 Nguyễn Thượng Hiền, Q3.
Phục vụ món Chim lá rụng chiên giòn, chiên nước mắm giá 60,000đ/dĩa.
http://www.haosua.vn/mon-ngon-hao-sua/186-chim-la-rung-dac-san-mien-tay
Nguồn TBKTSG Online - http://www.thesaigontimes.vn/81670/Chim-la-rung.html